1. Giới thiệu tổng quát bảo lãnh Anh/chị/em
  2. Tiến trình cho bảo lãnh Anh/chị/em
  3. Yêu cầu cho bảo lãnh Anh/chị/em
  4. Giấy tờ cần thiết cho bảo lãnh Anh/chị/em
  5. Chi phí hồ sơ bảo lãnh Anh/chị/em
  6. Mẫu đơn bảo lãnh Anh/chị/em

=========// ~ //=========

Giới thiệu tổng quát bảo lãnh Anh/chị/em

1. Giới thiệu tổng quát bảo lãnh Anh/chị/em.

Công dân Mỹ có quyền được bảo lãnh anh chị em sang Mỹ để định cư. Trường hợp này được xét theo diện ưu tiên F4. Quí vị cần nộp đơn bảo lãnh cho Sở Di Trú, sau khi Sở Di Trú chấp thuận đơn bảo lãnh sẽ chuyển tiếp hồ sơ sang Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) để tiếp tục xét hồ sơ và gửi hồ sơ về Đại Sứ hoặc Lãnh Sự Quán nơi anh chị em quí vị sinh sống.
Tiến trình cho bảo lãnh Anh/chị/em

2. Tiến trình cho bảo lãnh Anh/chị/em.

Tiến trình xin visa bảo lãnh anh chị em

  1. Nộp cho Sở Di Trú – Hồ sơ của quí vị sẽ được gửi đến Sở Di Trú

  2. Giấy Thông Báo số 1 (Notice of Action 1) – Thông báo Sở Di Trú đã nhận được hồ sơ

  3. Giấy Thông báo số 2 (Notice of Action 2) – Thông báo Sở Di Trú đã chấp nhận hoặc từ chối hồ sơ

  4. Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) – Sở Di Trú sẽ chuyển tiếp hồ sơ đến NVC

  5. Từ NVC đến Lãnh Sự - Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia sẽ chuyển tiếp hồ sơ đến Lãnh Sự Quán Mỹ tại Việt Nam

  6. Thư từ Lãnh Sự - Lãnh Sự Quán sẽ liên lạc với quí vị để hướng dẫn

  7. Giấy khám sức khỏe – Người được bảo lãnh phải đặt hẹn và hoàn tất việc khám sức khỏe theo yêu cầu

  8. Phỏng vấn với Lãnh Sự - Người được bảo lãnh sẽ phải tham dự buổi phỏng vấn với nhân viên của Lãnh Sự

  9. Cấp visa – Visa sẽ được cấp trên hộ chiếu và hộ chiếu sẽ được trả lại sau vài ngày

  10. Phí thẻ xanh – phí thẻ xanh được trả online

  11. Đến Mỹ - Người được bảo lãnh có 6 tháng để nhập cảnh Mỹ

  12. Cấp thẻ xanh – Thẻ xanh sẽ được gửi đến địa chỉ nhà ở Mỹ trong vòng 2-4 tuần sau khi quí vị đến Mỹ.
1. Nộp đơn cho sở di trú

Công dân Mỹ được phép bảo lãnh anh chị em bằng cách nộp đơn I-130 cùng với lệ phí là $535 cho Sở Di Trú.

2. Giấy Thông Báo số 1 (NOA1)

Sau khi nộp hồ sơ khoảng 2-3 tuần, quí vị sẽ nhận được Giấy Thông Báo số 1, thông báo Sở Di Trú đã nhận được hồ sơ. Quí vị không cần làm gì ở giai đoạn này

3. Giấy Thông Báo số 2 (NOA2)

Khoảng 3-5 tháng sau khi nộp hồ sơ, quí vị sẽ nhận được Giấy Thông Báo số 2, thông báo Sở Di Trú đã chấp nhận, từ chối hoặc yêu cầu bổ sung giấy tờ. Nếu được chấp nhận, quí vị không cần làm gì ở giai đoạn này. Nếu quí vị nhận được thông báo yêu cầu bổ sung giấy tờ, quí vị cần phải hồi âm Sở Di Trú. 

4. Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC)

NVC sẽ gửi email cùng với số hồ sơ, hướng dẫn và hóa đơn. Quí vị cần nộp giấy tờ hồ sơ theo yêu cầu của NVC và lệ phí cho NVC.

5. NVC đến Lãnh Sự Quán

Trong vòng 4 tuần, sau khi xem xét và chấp thuận giấy tờ lý lịch của con quí vị, NVC sẽ chuyển hồ sơ đến Bộ Ngoại Giao. Sau đó Bộ Ngoại Giao sẽ gửi giấy tờ visa về Lãnh Sự Quán địa phương nơi anh chị em quí vị sống.

6. Thư của Lãnh Sự

Khoảng 1 tuần sau khi nhận được hồ sơ xin visa, Lãnh Sự Quán sẽ gửi cho anh chị em của quí vị thư hướng dẫn đặt lịch khám sức khỏe và lịch phỏng vấn.

7. Khám sức khỏe

Người được bảo lãnh phải có giấy khám sức khỏe. Lãnh Sự Quán sẽ gửi giấy hướng dẫn đăng kí khám bệnh. 

8. Phỏng vấn với Lãnh Sự

Người được bảo lãnh phải tham dự buổi phỏng vấn với Lãnh Sự Quán. Quí vị phải nhớ mang theo hộ chiếu. Nếu con của người được bảo lãnh bao gồm trong hồ sơ bảo lãnh, họ phải tham dự buổi phỏng vấn. Sau khi quí vị đã đặt lịch phỏng vấn, quí vị nên cẩn thận kiêm tra thông tin từ NVC, vì có thể sẽ có hướng dẫn bổ sung cho riêng từng trường hợp. Mục đích của buổi phỏng vấn là để xác minh mối quan hệ anh chị em là thật và không có dấu hiệu của việc giả mạo để được nhập cư.

Sau khi hồ sơ của quí vị được Sở Di Trú chấp thuận, người được bào lãnh sẽ phải đến phỏng vấn với Lãnh Sự Quán tại Việt Nam. Họ sẽ hỏi vài câu hỏi liên quan đến từng trường hợp và đưa ra quyết định chấp thuận hay từ chối. Mục đích chính của buổi phỏng vấn là để xác minh mối quan hệ có phải là thật hay không. Sau cuộc phỏng vấn, quí vị sẽ được biết visa có được chấp nhận hay không. Nếu được chấp thuận, phỏng vấn viên sẽ giữ lại hộ chiếu của quí vị để cấp visa và sẽ gửi lại cho quí vị trong vài ngày.

9. Cấp visa

Sau khi phỏng vấn, quí vị sẽ biết visa có được chấp thuận hay không. Nếu nhân viên Lãnh Sự giữ lại hộ chiếu của quí vị, có nghĩa là quí vị đã được chấp nhận. Visa sẽ được cấp trên hộ chiếu và sẽ được gửi lại cho quí vị trong vài ngày. 

10. Phí thẻ xanh

Phí thẻ xanh gửi cho Sở Di Trú là $220

11. Đến Mỹ

Visa có thời hạn trong vòng 6 tháng, do đó người được bào lãnh nên sắp xếp mua vé máy bay cho phù hợp. Người bảo lãnh không cần phải đi cùng.

Yêu cầu cho bảo lãnh Anh/chị/em

3. Yêu cầu cho bảo lãnh Anh/chị/em.

Tiêu chuẩn yêu cầu

Để được nộp hồ sơ bảo lãnh anh chị em, người bảo lãnh phải đủ những yêu cầu sau:

1. Là công dân Mỹ từ 21 tuổi trở lên.

Quí vị phải ít nhất 21 tuổi và chứng minh được mình là công dân Mỹ (thường trú nhân Mỹ không thể bảo lãnh anh chị em)


2. Đáp ứng được yêu cầu thu nhập.

Yêu cầu thu nhập thường khác biệt tùy theo tiểu bang, số người trong gia đình và có bao nhiêu người được bảo lãnh. 

3. Chứng minh được mối quan hệ.

Quí vị phải chứng minh được mối quan hệ của mình với anh chị em. Anh chị em nghĩa là có cùng cha cùng mẹ sinh ra hoặc ít nhất là cùng cha hoặc cùng mẹ.

Trong trường hợp bảo lãnh anh chị em cùng mẹ thì không có bất cứ đòi hỏi gì khác.

Trong trường hợp bảo lãnh anh chị em cùng cha mà người cha đó không có hôn thú với người mẹ thì người cha đó phải chứng minh đã có những hành động công nhận mối quan hệ cha con với 2 anh chị em này. Những hành động công nhận này bao gồm:

  • Đã làm hôn thú với người mẹ trước khi người con 18 tuổi .

  • Đã làm thủ tục nhìn nhận con.

  • Có những hành động cha - con cụ thể như nuôi nấng, chung sống, liên lạc với nhau.

    Nếu không có những hành động như trên thì mối quan hệ cha con với người anh chị em đó không được thành lập và họ sẽ không thể nộp hồ sơ bảo lãnh anh chị em được.


Lựa chọn cho quí vị không đáp ứng được yêu cầu thu nhập

  • Tài sản: quí vị có thể sử dụng tài sản để bảo lãnh, chẳng hạn như đất đai, nhà cửa, chứng khoán. Giá trị tài sản phải gấp 5 lần yêu cầu thu nhập.

  • Đồng bảo trợ: quí vị có thể tìm người đồng bảo trợ, chẳng hạn như người thân, gia đình, bạn bè

GHI CHÚ: không đáp ứng được yêu cầu thu nhập là một trong những nguyên nhân thông thường cho việc bị từ chối.

Thời gian yêu cầu

 

Diện bảo lãnh anh chị em bị giới hạn số lượng cấp visa hàng năm, nên thời gian chờ đợi cho diện này phụ thuộc vào lịch chiếu kháng ưu tiên theo diện F4, ước tính đến hiện tại là khoảng 13 năm.

Giấy tờ cần thiết cho bảo lãnh Anh/chị/em

4. Giấy tờ cần thiết cho bảo lãnh Anh/chị/em.

Trường hợp là anh chị em cùng cha cùng mẹ ruột

Nộp cho Sở Di Trú

  1. Đơn I-130

  2. Bản sao hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc khai sinh Hoa Kỳ

  3. Bản sao khai sinh của người bảo lãnh

  4. Bản sao khai sinh của người được bảo lãnh

  5. Bản sao giấy xác nhận đổi tên của người bảo lãnh (nếu có)

Trường hợp khác

1. Nếu người bảo lãnh và anh chị em có mối quan hệ thông qua hình thức con nuôi, cần nộp:

  • Một bản sao của Nghị định nhận con nuôi cho thấy rằng việc nhận nuôi đã diễn ra trước khi người bảo lãnh hoặc anh chị em (người con nuôi) được 16 tuổi.


2. Nếu người bảo lãnh và anh chị em có quan hệ thông qua hình thức cha mẹ kế, cần nộp:

  • Bản sao ly hôn của cha /mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế với cuộc hôn nhân trước.

  • Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha /mẹ kế với cha/mẹ ruột (áp dụng giới hạn độ tuổi đối với con riêng)


3. Nếu người bảo lãnh và anh chị em là anh chị em cùng cha khác mẹ, cần nộp:

  • Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha với mỗi người mẹ

  • Bản sao ly hôn của cha với người vợ trước.

Hồ sơ Bảo Trợ Tài Chánh (người bảo lãnh)

  1. Bản sao thuế thu nhập của năm gần nhất

  2. Bản sao 3 cùi lương gần nhất

  3. Bản sao giấy phép kinh doanh ( nếu có )

  4. W2 (nếu có)

  5. Giấy xác nhận việc làm (từ chổ làm) hoặc giấy tự xác nhận việc làm.

  6. Mẫu đơn I-864

Hồ sơ nộp cho NVC (người được bảo lãnh ở Việt Nam)

  1. Bản sao giấy khai sinh

  2. Bản sao hôn thú

  3. Bản sao giấy ly hôn ( nếu có )

  4. Bản sao giấy chứng tử của vợ/chồng ( nếu có )

  5. Bản sao hộ chiếu

  6. 2 tấm hình 5x5 cm

  7. Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Hồ sơ mang theo buổi phỏng vấn

  1. Thư mời phỏng vấn.

  2. Hộ chiếu (bản chính + 1 bản sao).

  3. Hộ khẩu  (bản chính + 1 bản sao).

  4. Chứng minh nhân dân (bản chính + 1 bản sao).

  5. 4 tấm hình thẻ 5x5 hình màu nền trắng.

  6. Mẫu đơn DS-260.

  7. Khai sinh (bản chính + 1 bản sao).

  8. Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính + 1 bản sao).

  9. Giấy ly hôn (nếu có).

  10. Giấy chứng tử (nếu có).

  11. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 ( bản chính + 1 bản sao).

  12. Khai sinh của người bảo lãnh (bản chính + 1 bản sao).

  13. Bằng chứng chứng minh mối quan hệ anh chị em ruột bao gồm:
      • Hình ảnh chụp chung ( từ nhỏ đến lớn ).

      • Học bạ của anh chị em (nếu có)

      • Hộ khẩu cũ (có tên của cả cha/mẹ và anh chị em).

      • Sổ gia đình công giáo (nếu có)

      • Bằng chứng liên lạc ( thư từ, email ...), giấy gởi tiền (nếu có).
Chi phí hồ sơ bảo lãnh Anh/chị/em

5. Chi phí hồ sơ bảo lãnh Anh/chị/em.

Chi phí căn bản cho bảo lãnh diện anh chị em

Phí dịch vụ cho VISA TO FAST

$300 

Phí nộp đơn cho Sở Di Trú

$535

Phí cho NVC

$445

Phí nhập cư cho Sở Di Trú

$220

Phí khám sức khỏe

$215

Tổng

$1715


Chi phí khác

Bưu điện – quí vị sẽ phải tốn phí gửi hồ sơ cho bưu điện nếu quí vị tự nộp hồ sơ

Hộ chiếu – quí vị sẽ tốn phí làm hộ chiếu nếu quí vị chưa có

Hình thẻ hộ chiếu – quí vị sẽ phải chi trả phí chụp ảnh thẻ

Hồ sơ cho con đi kèm – Sẽ không có phụ thu từ Sở Di Trú nếu hồ sơ con quí vị kèm theo hồ sơ xin visa của quí vị,  tuy nhiên, sẽ có phụ thu từ Lãnh Sự Quán và khám sức khỏe.

Dịch thuật – quí vị sẽ phài chi trả phí dịch thuật nếu quí vị cần dịch giấy tờ mà không có ai giúp